Heinz Bienefeld

Khái quát

Heinz Bienefeld là một cái tên hoàn toàn xa lạ. Ở chính quê hương của mình, ông còn chẳng được công chúng biết đến. Giới học thuật trân trọng đặt cho ông danh xưng “Kiến trúc sư thầm lặng” hay “Hậu duệ Platon đến từ vùng Swisttal”. Peter Zumthor, một kiến trúc sư khá khắt khe khi dành lời khen người khác, cũng đã bị hớp hồn bởi công trình của Heinz: “Vài tháng ở Cologne, Peter Böhm là người dẫn tôi đi quanh thành phố. Ông ấy đưa tôi đến thăm mấy ngôi nhà do Bienefeld thiết kế. Lần đầu tiên được ngó vào bên trong, . . . Một cảm giác hết sức ấn tượng. Công trình đẹp đến từng chi tiết – hẳn ai cũng sẽ phải thốt lên như vậy. Giống như cảm nhận được sự hiện diện của Heinz Bienefeld, trải nghiệm những gì mà ông ấy khoác lên nơi chốn này, trong đó có cả cung cách của con người sống tại đây.” (Zumthor – Atmospheres trang 34 – 35).

Karljosef Schattner Karljosef Schattner (1924 – 2012): kiến trúc sư người Đức Gotfried Böhm Gotfried Böhm (1920): kiến trúc sư người Đức đầu tiên dành giải Pritzker (1986) là những đồng nghiệp cùng thời với Heinz Bienefeld. Với khả năng thuyết phục tốt, trầm tính và khiêm tốn, ông tiến bộ trong nghề nghiệp từ việc đối thoại với khách hàng. Carlo Scarpa Carlo Scarpa (1906-1978): kiến trúc sư người Ý chịu ảnh hưởng từ truyền thống vật liệu vùng Venice Sigurd Lewerentz Sigurd Lewerentz (1885-1975): kiến trúc sư người Thụy Điển, ban đầu được đào tạo làm một kĩ sư cơ khí tại Đức. Sau đó ông về Thụy Điển lập văn phòng riêng, từng có thời gian cộng tác với Gunnar Asplund. , những kiến trúc sư mà Bienefeld ngưỡng mộ và cũng thường hay được giới chuyên môn so sánh với ông, cả ba đều là einzelgänger (kẻ độc hành) thực sự. Chỉ đến vài năm trở lại đây, người ta mới bình tâm nhìn nhận lại giá trị mà Bienefeld để lại qua các sáng tác, chúng đặc biệt thu hút sự chú ý ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Heinz Bienefeld sinh ra tại Krefeld vào ngày 8 tháng 7 năm 1926. Giống như Mies van der Rohe, ông sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Ông nội và các bác của Heinz là thợ xây, cha ông là thợ nề và ông ngoại thì là thợ dệt. Năm 16 tuổi, ông học nghề từ một chủ thầu địa phương, người đã tỉ mỉ chỉ dẫn cho chàng trai trẻ hiếu học và cho cậu mượn sách trong thư viện của mình. Cũng từ thư viện đó, qua một cuốn tạp chí, Heinz lần đầu tiên nhìn thấy một góc nhà nguyện mà Dominikus BöhmDominikus Böhm (1880 – 1955): một kiến trúc sư người Đức chuyên thiết kế và xây nhà thờ. Ông là cha của Gotfried Böhm. xây dựng ở Gedächtniskirche ở Neu-Ulm vào năm 1925. Ánh sáng từ trên cao đổ xuống bề mặt thô ráp của phần tháp hình sao tạo nên một cảm giác huyền bí. Bức ảnh đã cuốn hút và thôi thúc ông đi đến quyết định trở thành kiến trúc sư. Song quyết định ấy không thực hiện được ngay, năm 1943, Heinz đi nghĩa vụ quân sự ở tuổi 17, hai năm sau là tù binh chiến tranh bị giam ở Cambridge, Anh. Đến năm 1948, ông mới có cơ hội học kiến trúc. Ông đã thăm thú các công trình hiện đại, trong đó có những thiết kế của Walter Gropius cho Benlevy ở London năm 1936. Thoạt đầu, ông cũng có hứng thú với chủ nghĩa Hiện Đại, song cuối cùng ông vẫn chọn Dominikus Böhm. Ông đã viết thư cho người thầy về kiến trúc đầu tiên của mình, đáp lại là một lời từ chối nhẹ nhàng, khuyên Heinz nên học trước một số thứ.

Heinz đã vượt qua kì thi đầu vào ở Kölner Werkschule Kölner Werkschulen (Cologne Art and Craft Schools): trường đào tạo nghệ sĩ về nghệ thuật thị giác, kiến trúc và thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1971. do Dominikus Böhm làm chủ khảo. Ba năm sau đấy, ông nhận bằng thạc sĩ và là người duy nhất đạt học bổng. Dominikus Böhm chấp nhận Heinz vào làm việc. Công việc của Heinz chủ yếu là thiết kế cửa sổ kính và mặt đứng bằng gạch.

Trong văn phòng của Dominikus, ông rất ấn tượng với Gotfried Böhm. Ở Gotfried, Heinz tìm được sự đồng điệu về tâm hồn. Họ thân thiết với nhau từ đó. Năm 1953, văn phòng của Dominikus thắng cuộc thi thiết kế nhà thờ San Salvador. Để dự án được thực hiện, Bienefeld được gửi sang Mỹ nửa năm, nơi đặt văn phòng giám sát và đốc thúc việc xây dựng. Nhưng công việc bị đình lại và Bienefeld có cơ hội ngắm nghía kiến trúc hiện đại ở New York và Chicago. Ông bị cuốn hút bởi Liver House của SOM và chung cư Lake Shore, nhưng ấn tượng nhất với Woolworth, tòa nhà trọc trời theo phong cách Neo-Gothic của Cassbie xây năm 1913. Ông cũng ấn tượng với ngôi nhà Nhật Bản tại MOMAMOMA (Museum o ordern Art): bảo tàng nghệ thuật trưng bày các tác phẩm hiện đại nổi tiếng bậc nhất thế giới, tọa lạc tại trung tâm Mahattan, New York. và nhận ra rằng kiến trúc hiện đại không khước từ vật liệu truyền thống như gỗ. Khi trở lại Cologne, ông thiết kết ngôi nhà cho chính mình. Mái nhà trên những cột bằng thép, gạch xây và mặt đứng bọc kính toàn bộ theo lối kiến trúc của Mies. Ngôi nhà đó không bao giờ được xây. Với Heinz, mối quan tâm của ông tới chủ nghĩa Hiện Đại đã kết. Cùng Gotfried Böhm, ông khám phá các phong cách kiến trúc Hi La, tìm ra phương thức xây dựng, tỉ lệ và phẩm chất không gian cổ điển. Ông không ngừng tìm kiếm điểm cốt lõi trong kiến trúc mà người ta thường bỏ qua: đó là âm thanh của kiến trúc.

Sau khi Dominikus Böhm qua đời năm 1955, Gotfried tiếp quản văn phòng. Bienefeld ở đó cho đến năm 1958 và sau đó đi làm việc với Emil Steffann Emil Steffann (1899 – 1968): kiến trúc sư người Đức, chuyên thiết kế các công trình tôn giáo.. Steffann đại diện cho lối kiến trúc khiêm nhường, ưu tiên hình khối đơn giản. Steffan không xem Bienefeld như một trợ tá, mà coi ông như người đồng cấp, để ông phát triển dự án độc lập. Năm 1963, khi nhận được sự ủy thác lớn đầu tiên – khôi phục lại nhà thờ St. Laurentius ở Wuppertal, sau khi phiên bản cũ dính hỏa hoạn trong chiến tranh, Heinz đã thành lập văn phòng riêng của mình. Vào thời điểm đó, ông cũng đang là một giáo viên tại Kölner Werkschule. Ông quen hai vợ chồng Wihelm Nagel, làm nghề kim hoàn, và xây cho họ ngôi nhà kiêm nơi làm việc tại Cologne vào năm 1966. Một biệt thự xem chừng là lỗi thời, kiểu Paladio Andrea Palladio (1508 – 1580): kiến trúc sư người Ý, với những hoạt động lý luận và thực tế, ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử kiến trúc thế giới. Palladio là kiến trúc sư Phục Hưng hậu kì, với các công trình chủ yếu nằm tại Venice.. Đó có lẽ là ngôi nhà đầu tiên của chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nếu Charles Jencks Charles Jencks (1939): một học giả đa ngành, ông nổi tiếng với cuốn “Theories and Manifestoes Contemporary Architecture” tính đến chuyện trao giải, thì ngôi nhà này sẽ chiếm vị đỉnh bảng trong cuốn sách “The Language of Postmodern Architecture”. Xét theo nhiều khía cạnh, nó ấn tượng hơn ngôi nhà mà Robert Venturi làm cho mẹ năm 1964, được nhắc đến như khởi đầu của Hậu Hiện Đại. Trong nhiều tác phẩm của mình, tác giả Charles Jencks nhắc đến chủ nghĩa Hậu Hiện Đại với nhiều tên tuổi như Charles Moore, Aldo Rossi và James Stirling, song chẳng ai hài lòng với cái nhãn “Postmodern”. Kể cả Bienefeld cũng vậy.

Tư gia Holtermann

Chi tiết cột đá minh hoạ cho tính cách "tôn thờ chi tiết"

Bienefeld đã thiết kế 40 ngôi nhà, 03 nhà thờ xây mới và một số được phục dựng lại, tham gia nhiều cuộc thi mà trong đó đã không ít lần thắng giải. Nhưng vì tác giả là một người luôn khước từ nhượng bộ, một số đồ án thắng cuộc đã không được thực hiện, hoặc chỉ có sự xuất hiện của Heinz ở các giai đoạn thiết kế ban đầu. Bienefeld dành toàn bộ sự nghiệp cho việc tìm kiếm điều cốt lõi trong kiến trúc. Mỗi dự án là một khởi đầu mới. Bienefeld chưa bao giờ bị mắc kẹt trong lối mòn của một phong cách. Tuy rằng những tác phẩm đầu tiên vẫn mang đậm kiểu Palladio hay Roman, nhưng sau này, ông đã phát triển những góc nhìn đương đại trong thiết kế của mình. Một trong những ngôi nhà cuối cùng ông thiết kế là cho người con của mình ở Berlin. Công trình đó là một sản phẩm theo kiểu dáng hoàn toàn đương thời.

Yếu tố bất biến trong sáng tác của Heinz là khuynh hướng truyền thống và ý chí cầu toàn. Ông tự gọi mình là một người “tôn thờ chi tiết”. Trong hầu như tất cả các dự án, ông đều thiết tự thiết kế đến từng tay nắm cửa và phụ kiện chiếu sáng. Ưu tiên quan trọng nhất trong tất cả những thiết kế của Heinz là việc hoạch định tỉ lệ và trật tự trong không gian. Tỉ lệ, với Heinz Bienefeld là phương tiện “kết nối tất cả mọi khía cạnh hài hòa và thống nhất.” Giống như Bruno Taut Bruno Taut (1880 – 1938): kiến trúc sư người Đức và Le Corbusier, Bienefeld phát triển hệ thống kích thước riêng của mình. Con ông kể lại, rằng cha chúng đã dành cả kì nghỉ với gia đình bên Ý để đi đo công trình. Heinz tìm ra được tỉ lệ vàng tuyệt vời, nhưng có một chút khác. Những tín đồ của tỉ lệ vàng thường đánh giá nó quá cao, có lẽ bởi cái tên. Họ nghĩ có thể giải quyết mọi vấn đề bằng tỉ lệ vàng. Nhưng Heinz phản pháo lại. Ông đặc biệt thích Le Modulor Hệ thống tỉ lệ do Le Corbusier lập ra năm 1948. Sau này, nhiều công trình của ông như l’Habitat Marseille, La Tourette đều được áp dụng chuẩn này. của Le Corbusier, nhưng nhìn nhận nó một cách thực tế hơn chút xíu. Thay vì làm việc với các kích thước cố định, ông sử dụng mối quan hệ theo kiểu Palladio, chẳng hạn 4: 3, √2: 1, √3: 1.

Ta có thể thấy tay nghề ngày một nâng cao trong cách dùng vật liệu của Heinz Bienefeld. Ban đầu, ông sử dụng vật liệu nguyên gốc. Chẳng hạn với gỗ, ông không xử lý, vì lớp bảo vệ sẽ làm hỏng vẻ đẹp bên ngoài (“Lieber Schönheit zeitlich begrenzen als sie nie haben”). Hiếm khi thấy ông sử dụng sơn cho phần mặt ngoài. Ông thường sử dụng vật liệu với màu sắc tự nhiên, nhưng một trong những công trình cuối cùng, nhà Kortmann lại được kiến trúc sư dùng tông màu sáng.

Gạch xây quay mặt sau ra ngoài Thời của Heinz, do quá trình sản xuất, khi ép vào khuôn, viên gạch có mặt trước nhẵn và mặt sau có vết khuôn. và đường vữa rõ ràng làm cho mảng tường trông thật sống động. Đây là thủ pháp mà Bienefeld hay dùng. Với phần sàn, ông đơn thuần chỉ dùng gạch ceramic quanh những phần chống trượt. Ở nhà thờ Bonifatius tại Wildbergerhütte, ông xây những mảng tường phẳng với gạch xô nghiêng bất quy tắc. Nhìn từ xa, mảng tường cứng bỗng hóa một lớp lông thú.

Nhà thờ Bonifatius với bức tường lông thú bằng gạch

Trong kết cấu thép mà Heinz tạo ra, những mối hàn được tránh tối đa có thể. Những thanh dầm vượt nhịp lớn mà không cần cột đỡ. Cấu kiện bằng thép thường được phối kết từ nhiều phần tử nhỏ thay vì sử dụng nguyên khối, nên trông thanh mảnh hơn. Heinz thường thuyết phục khách hàng bằng cách vẽ bóng của cửa sổ. Khi mở lỗ tường, đôi khi những mảng kính được đặt trực tiếp lên khối xây hoặc bê tông một cách lạnh lùng, song thỉnh thoảng lại tạo ra khung nhìn rất kịch tính ra bên ngoài.

Khi những tác phẩm của Heinz Bienefeld đang được dư luận ghi nhận và gây được sự chú ý trên thế giới thì một biến cố đã xảy ra. Ông bị chuẩn đoán mắc ung thư và mất vào ngày 18 tháng 4 năm 1995. Con trai Nikolaus Bienefeld tiếp quản văn phòng và hoàn thành những công trình còn dang dở của cha. Heinz Bienefeld là kiến trúc sư đầu tiên nhận giải của Bund Deutscher Architekten Bund Deutscher Architekten: Hiệp hội kiến trúc sư Đức sau khi qua đời. Năm 1996, ông được Bảo tàng kiến trúc Đức ghi danh. Di sản của Bienefeld được tập hợp tại Bảo tàng Kiến trúc Đức tại Frankfurt, đó là một kho báu thực sự: một đời sáng tạo không ngừng nghỉ với hàng nghìn bản thảo mặt bằng và phác họa mà Bienefeld chuẩn bị cho mỗi thiết kế – hầu hết đều tự tay Bienefeld vẽ. Vì những đóng góp lâu dài trong suốt sự nghiệp, bốn năm sau ngày mất, Heinz được vinh danh trong Sách kiến trúc Đức của năm với tuyển tập các công trình của mình.

Haus Napel (1966 – 1968)

Ngày 21 tháng 7 năm 1969, cùng ngày nhân loại có người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Ông Bà Nagel chuyển vào căn nhà mới. Hẳn là một sự trùng hợp kì lạ. Trong khi con người đang trong buổi bình minh của nào là những du hành không gian, máy vi tính và vật liệu công nghệ cao, ở Cologne, một thế giới nhỏ tách biệt khỏi mọi trào lưu kĩ thuật đình đám bên ngoài mà quay về với lịch sử.

Kiến trúc sư Heinz Bienefeld, lúc ấy 43 tuổi, tìm được hai khách hàng lý tưởng, đã cùng với bè bạn nghệ sĩ và nghệ nhân của mình tạo ra một ngôi nhà đi ngược lại với thời thế. Năm 1977, khi Charles Jencks biết về ngôi nhà này, ông cho rằng Bienefeld có thể thay thế vị trí của Robert Venturi, người đã thiết kế Vanna Venturi House (1964) và vẫn được xem là cha đẻ của Hậu Hiện Đại.

Khi bắt tay vào thiết kế Haus Negal, có thể Heinz Bienefeld không biết rằng giới kiến trúc đang lo sợ chủ nghĩa Hiện Đại hậu chiến và đang lần lại lịch sử. Ông đơn thương độc mã, một người bên lề vẫn giữ vẻ thầm lặng cho riêng mình dù văn phòng bắt đầu được tán tụng vì những công trình không thỏa hiệp. Nhìn lại cả chặng đường từ 1955 đến 1962, Bienefeld cũng làm việc cho những “con sói đơn độc” khác của kiến trúc Đức, những người rất khác ông như Dominikus Böhm (1880-1955) và con trai là Gottfried (born 1920), nổi tiếng với các công trình nhà thờ, hay Emil Steffann (1899-1968).

Ngôi nhà dù nằm ở một khi dân cư điển hình ở phía nam Cologne, dường như lùi lại cả thập kỉ so với bối cảnh cảnh xung quanh. Thực tình thì Bienefeld không muốn lấy ngôi nhà ra để làm bất cứ điều gì với vị trí bình thường của nó. Những bản phác thảo mặt bằng đầu tiên là một tổ hợp hướng vào bên trong: ngôi nhà quây quanh một sân trong duy nhất. Sau đó, Bienefeld nhanh chóng triển khai nó thành sân vườn phía sau, vây quanh là tường bao quá tầm mắt. Thiên Nhiên, Cổ Nhân và Phục Hưng đã dẫn đường thiết kế cho Bienefeld.

Ngôi nhà nhỏ bằng gạch đón khách quan vào bằng một khối cổng vào với mái tam giác, gợi lại dáng dấp Rotunda Villa mà Palladio thiết kế cho một gia đình quý tộc ở Venice. Chủ nhân ngôi nhà này cũng chẳng phải quý tộc, nên hình khiêm tốn và ít cầu kì hơn của lối vào thật tương xứng. Song ấn tượng đầu tiên nằm ở không gian nội thất: bên trong bé hơn mường tượng từ phía ngoài. Ẩn sau bụi cây, mảng tường xây gạch trên mặt đứng thật hấp dẫn với những chi tiết trên bề mặt. Đó cũng chỉ là vật liệu phổ thông, mà sao mắt và tay có thể miên man cả buổi trên lớp hoàn thiện được làm công phu.

Người ta hẳn cũng thấy bất ngờ khi biết Bienefeld tìm ra gạch đất nung lát sàn từ một kho hàng tồn trong cửa hàng vật liệu xây dựng. Sự kết hợp khéo léo với gạch lát hoa cương đã tạo thành một mảng trang trí hấp dẫn, trông tựa tấm thảm. Đinh tán hay rãnh chìm tạo trên mặt sàn hay tường thành ra những mô típ thú vị. Phần tường nội thất sơn trắng khuếch tán ánh sáng khắp không gian phòng khách. Cửa đi trong mờ với lớp đá ngọc thạch sáng, nhẵn. Phần trần phẳng giao nhau với mái vòm một cách duyên dáng.

Bất ngờ lớn nhất là phòng tắm: khối không gian với mặt bằng hình tròn và thóp dần ở phía trên. Một kết thúc mở, ánh sáng tự nhiên xuyên vào không gian thông qua lỗ mở phía trên. Chẳng khác gì gian tế lễ trong nhà thờ! Nó gợi lại bóng dáng của nhà tắm công cộng thời La Mã.

Các chi tiết do bạn bè nghệ sĩ của Heinz Bienefeld thực hiện. Họ biết nhau qua Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Cologne, nơi mà cả Bienefeld và Wilhelm Nagel – chủ nhân ngôi nhà – cùng làm giảng viên. Phần sắt rèn do anh trai Paul Nagel đảm nhiệm, cửa sổ kính màu với đá mã não được thực hiện bởi Heinz Bischoff; tượng điêu khắc treo trung tâm ở phòng khách do Theo Heiermannn tạo tác. Titus Reinartz làm phần đá hoa cương lát nền ở lối vào, đồng thời cũng kiêm nhiệm bốn tác phẩm đặt trên các cột đá trong vườn.

Những bậc thềm dẫn ra vườn trở thành mô típ quan trọng trong công trình của Bienefeld. Bậc thềm bằng gạch hai nửa âm dương dẫn xuống từ từ hàng hiên rộng ba gian cột đặc trưng kiểu Palladio, mà người ta vẫn quen gọi là Serliana sau bản gốc của Sebastiano Serlio, với hai bên bổ sung hai cột và hai cửa sổ. Lẽ dĩ nhiên, đầu cột là phần không thể thiểu. Điểm khác biệt là đầu cột được xây bằng gạch. Bậc thầy về vật liệu giá rẻ này đã kết hợp tuyệt vời những gì mình có trong điều kiện hạn hẹp, để tạo ra những tác phẩm thực sự. Như phần khung cửa từ phòng khách nhìn ra vườn, Heinz Bienefeld đã dùng đường ray tàu hỏa để làm.

Ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu của gia đình Nagel từ năm 1969, nhưng bà vợ góa của Wilhelm Nagel nhận thấy lợi nhuận từ nó. Haus Nagel là chiếm một vị thế đặc biệt trong sự nghiệp của Bienefeld: sau này, ông không còn đưa công trình của mình về gần với những mô hình trong quá khứ. Ông tiếp tục giảng dạy lịch sử kiến trúc một cách trừu tượng – dù ngay cả khi ông không bao giờ mất đi vẻ quyến rũ trong các thiết kế atriums, tường gạch và cột xây.

Nhà thờ St. Bonifatius

Nhà thờ St. Bonifatius được Heinz Bienefeld xây năm 1974. Cấu trúc của nó là một khối bát giác xây nên bởi gạch và đá, bên trên là một mái dốc lớn nối với một nhà giáo xứ có cùng hình thức ở cạnh đó. Mái được đỡ bởi sáu cột riêng rẽ, vây xung quanh không gian thánh đường, cùng với một gian trưng bày nhỏ bên ngoài.

Công trình nằm trên một mặt dốc. Gian làm lễ thánh, nằm ở điểm thấp nhết. Hai phía bên trong được tạo thành bởi gian thánh và chỗ ngồi cho ca đoàn. Lối vào cũng được nhấn mạnh bởi một tầng thấp dần, một tấm thảm đá nham thạch liên tục.

Hành trình bước vào diễn giải một nghi thức đặc biệt. Từ bên ngoài, trong khu vườn phía trước đầy nắng, cảm xúc dâng lên. Một vị trí trung gian được đánh dấu bằng các cột trụ và một nửa ánh sáng do mái nhà tạo ra. Rồi chúng ta vào trong, vượt qua màn sáng mờ ảo. Cuối cùng, chúng tôi đến nơi quy tụ các con chiên bên trong không gian được vây quanh bởi mảng tường như một lớp lông thú, cho phép ánh sáng rơi xuống từ trên xuống một cách 'không rõ ràng".

Khối xây bát giác được nhấn lên bởi những mảng tường, nơi các hàng gạch đá được xếp xen kẽ chiều ngang hoặc xen kẽ theo các mảng gạch La Mã, được cắt thành từng lớp bằng hàng gạch đôi, và chìm trong các mạch vữa rõ ràng. Không phải ngẫu nhiên mà có sự hiện diện của cách bố trí khối xây dựng - opus vittatum - là nguồn gốc La Mã, kí ức của nó vẫn còn lưu lại qua thời gian ở vùng Rhineland, nhưng không còn tồn tại trong kỹ thuật xây dựng địa phương. Gạch và đá nối tiếp nhau trên các mảng tường như thể chúng là những tấm thảm đa sắc kích cỡ lớn, màu sắc chúng gợi lên loại mô thức được sử dụng qua nhiều thế kỷ trong các lưới gỗ của kiến trúc truyền thống.

Khung mái lặp lại một theo một mô típ truyền thống, bên dưới lớp phủ gạch liên tục, có độ sáng thoáng mát che lấp những gì được bí mật trên mảng tường. Sự chuẩn chỉ của việc thi công khiến ngay cả một giáo dân thường xuyên ghé qua cũng có thể nhận ra một vẻ đẹp tĩnh lặng.





Haus Heinze-Manke (1984 – 1988)

Haus Heinze-Manke là một ngôi nhà song lập cho cặp đôi Gisela – Norbert Heinze và Michael Manke từ 1984 – 1988 ở Cologne-Rodenkirchen do chính Heinz Bienefeld thiết kế và giám sát xây dựng. Quá trình xây dựng mất nhiều thời gian – một đặc điểm đã quen với những công trình của Bienefeld – do quá trình thiết kế và triển khai trải qua hơn một nghìn bản vẽ, cũng như yêu cầu cao trong từng chi tiết thi công.

Nằm ở vùng ngoại ô, ngôi nhà lọt trong khuôn viên của một khu vườn gần sông Rhine với cảnh quan phong phú xung quanh. Thay vì xây một kết cấu bảo vệ công trình khỏi nước lũ, kiến trúc sư tạo ra một bước chuyển cảnh quan mềm mại giữa ngôi nhà và dòng sông. Phần dốc từ đường vào khu vườn được xẻ bậc, khiến toàn bộ khu vực ở trong cùng một cốt nền. Phía ngoài, ngăn cách công trình với mặt phố là lối đi lát gạch và cây trồng thành hàng.

Bên trong, các bậc thang chuyển cốt giữa không gian bên trong nhà và phần sân nhấn mạnh sự khác biệt chiều cao các phòng cũng như atrium của khối nhà.

1034 m² đất được phần chia cho phần nhà của Heinze (692 m²) và Manke (342 m²). Kết cấu và vật liệu công trình gợi nhớ kiến trúc Roman của vùng Cologne.




Haus Kühnen (1988)

Cặp đôi bác sĩ Gerd và Hanna Kühnen sống trong một ngôi nhà từ những năm 50 ở Kevelaer. Họ đã tu sửa nhà vào năm 1980 và mở rộng với hai phòng thực hành, nhưng họ không hài lòng với thành quả và quyết định tu sửa tiếp vào năm 1988 để đạt được ý muốn. Họ cũng chưa biết chọn kiến trúc sư nào. Với mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa, họ đã tới một triển lãm kiến trúc ở Cologne. Tránh xa những tên tuổi đình đám như Gotfried Böhm, họ làm quen với những cái tên bình lặng hơn: Heinz Bienefeld. Hai vợ chồng chỉ định Heinz xây mảng tường quanh vườn. Khi Heinz xây xong bức tường, người thợ hồ đối diện nhà Kühnen nói rằng tay kiến trúc sư này đã làm sai hoàn toàn, vì ông ta thấy Heinz sử dụng mặt sau viên gạch quay ra ngoài – một lỗi căn bản. Nhưng vợ chồng nhà Kühnen lại thích thành quả tạo ra và giao phó việc thiết kế phòng khách cho ông. Ông tạo ra một không gian lõi – một atrium, mang lại cảm giác yên bình trong ngôi nhà.

Mùa hè, atrium mở ra ngoài và người sử dụng được hưởng trọn không khí tự nhiên. Mùa đông, không gian này đóng lại bằng cửa sổ và thu nhiệt vào trong. Các tác phẩm điêu khắc Gothic và Đông Á bày biện trong không gian. Các mặt còn lại của atrium là thư phòng và phòng nghỉ. Thư phòng làm một không gian hướng nội với khung nhìn hướng ra vườn. Phần sàn của atrium và thư phòng lại cùng loại gạch được sử dụng để xây tường, nhưng với kích cỡ nhỏ hơn. Tổng thể mảng sàn trong như một mô típ thảm trang trí. Phòng nghỉ hướng ra vườn rộng mở với khung nhìn hướng ra nhà thờ Kevelaer.

Sau khi Heinz Bienefeld qua đời, ngôi nhà được tu sửa nhiều lần sau đó bởi con trai của ông: Nikolaus Bienefeld, chủ yếu là nội thất và phần phòng tắm.

Haus Babanek (1997)

Ở Brühl, một quận của Cologne, ngôi nhà Babanek nằm ở cuối đường. Ở đây bạn có thể thấy rõ rằng Bienefeld (phải kể tới cả hai cha con, vì Nikolas đã tiếp quản dự án này sau khi Heinz qua đời) không ngừng phấn đấu để đơn giản hóa việc xây dựng khối lượng và chi tiết. Hình khối dạng đơn giản gắn thêm một phần kính. Các khu vực sinh hoạt nằm trong khối gạch "đặc". Phần kính bao gồm khoảng trống với cầu thang bên trong. Trái với những gì người xem mong đợi, khối đặc, phần đóng kín hơn ở phía tây nam, nằm trên khu vườn và phần kính trên đường về phía đông bắc. Bởi vì kính nằm phía sau khối xây, có vẻ như nó là một ngôi nhà bằng kính với một phần vỏ xây xung quanh nó. Mái nhà dường như trôi nổi trên không trung. Thời gian thi công rất dài; điều này một phần vì Bienefeld muốn có một thợ xây tại nơi làm việc, vì vậy viên xây sẽ có cùng chữ viết tay. Trong nội thất, điều đáng chú ý là hoạt động của thiết bị và ánh sáng được thực hiện bằng các công tắc trên bảng điều khiển, như trong Maison de Verre của Chareau. Năm 1996, Bienefeld nhận được giải thưởng Mies van der Rohe sau khi qua đời cho tác phẩm này.




Kết

Nhìn nhận lại chặng đường hành nghề của Heinz, ta sẽ thấy trong ông cung cách của một người nghệ sĩ tự do. Truyền thống gia đình làm nghề thủ công đã hun đúc nên phẩm chất tỉ mỉ, chi tiết của con người này. Gắn bó hầu như cả cuộc đời với Cologne, công trình mà Heinz thiết kế nằm rải rác quanh khu vực này, hầu hết đều là nhà ở nhỏ, đó có lẽ là lý do vì sao ông không thể được biết đến rộng rãi.

Nhưng có sao nào? Thước đo về sự thành công của một kiến trúc sư đương nhiên chẳng nằm ở đám đông ồn ã. Xin mạn phép tạm đặt một câu bình phẩm của Manfred Speidel – một kiến trúc sư Đức và nhà phê bình: “Nhà do Bienefeld thiết kế còn “thiêng” hơn cả nhà thờ” – có lẽ đã tóm lược khái quát nhất cảm giác của bạn đọc khi xem những bức ảnh về công trình của Heinz Bienefeld. Liệu có ai đó, cũng như chàng trai 16 tuổi thuở nào, nhìn vào tấm ảnh chụp gian không gian do tiền bối dựng lên mà định được ý niệm riêng của mình về kiến trúc?

Chú thích trong bài

  1. Karljosef Schattner (1924 – 2012): kiến trúc sư người Đức
  2. Gotfried Böhm (1920): kiến trúc sư người Đức đầu tiên dành giải Pritzker (1986)
  3. Carlo Scarpa (1906-1978): kiến trúc sư người Ý chịu ảnh hưởng từ truyền thống vật liệu vùng Venice
  4. Sigurd Lewerentz (1885-1975): kiến trúc sư người Thụy Điển, ban đầu được đào tạo làm một kĩ sư cơ khí tại Đức. Sau đó ông về Thụy Điển lập văn phòng riêng, từng có thời gian cộng tác với Gunnar Asplund.
  5. Dominikus Böhm (1880 – 1955): một kiến trúc sư người Đức chuyên thiết kế và xây nhà thờ. Ông được xem là người thuộc trường phái Brick Expressionism.
  6. Kölner Werkschulen (Cologne Art and Craft Schools): trường đào tạo nghệ sĩ về nghệ thuật thị giác, kiến trúc và thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1971.
  7. MOMA (Museum of Mordern Art): bảo tàng nghệ thuật trưng bày các tác phẩm hiện đại nổi tiếng bậc nhất thế giới, tọa lạc tại trung tâm Mahattan, New York
  8. Emil Steffann (1899 – 1968): kiến trúc sư người Đức, chuyên thiết kế các công trình tôn giáo.
  9. Andrea Palladio (1508 – 1580): kiến trúc sư người Ý, với những hoạt động lý luận và thực tế, ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử kiến trúc thế giới. Palladio là kiến trúc sư Phục Hưng hậu kì, với các công trình chủ yếu nằm tại Venice.
  10. Charles Jencks (1939): một học giả đa ngành, ông nổi tiếng với cuốn “Theories and Manifestoes Contemporary Architecture”
  11. Bruno Taut (1880 – 1938): kiến trúc sư người Đức
  12. Le Modulor: Hệ thống tỉ lệ do Le Corbusier lập ra năm 1948. Sau này, nhiều công trình của ông như l’Habitat Marseille, La Tourette đều được áp dụng chuẩn này.
  13. Do quá trình sản xuất, khi ép vào khuôn viên gạch (mà thời Heinz dùng) có mặt trước nhẵn và mặt sau có vết khuôn.
  14. Bund Deutscher Architekten: Hiệp hội kiến trúc sư Đức
--- hết ---

Heinz Bienefeld (1926-1995) kiến trúc sư người Đức, với kĩ thuật sử dụng vật liệu gạch nhuần nhuyễn. Dù chưa bao giờ thừa nhận, ông là một người tiên phong trong trào lưu kiến trúc Hậu Hiện Đại.